Trong văn hóa phương Đông, phong thủy chiếm một vị trí vô cùng quan trọng và có sức mạnh cho phối các quyết định lớn như xây nhà, khai trương, động thổ,… Vậy ngũ hành là gì, tại sao ngũ hành lại có nhiều mối liên hệ tới rất nhiều lĩnh vực trong đời sống? Bài viết dưới đây của guadalajaracultura.com sẽ giải đáp chi tiết về thuyết ngũ hành và những ứng dụng trong phong thủy.
Contents
I. Ngũ hành là gì?
Theo nghĩa đen, ngũ hành là 5 hành tố gồm Kim, Mộc, Thủy, Hỏa và Thổ. Đây cũng chính là những nguyên tố cơ bản tồn tại trong vạn vật.
Còn theo triết học Trung Hoa cổ đại, ngũ hành là thuyết vật chất sớm nhất nhân loại và tồn tại độc lập với ý thức của loài người.
Trong thuyết Ngũ hành theo thuyết duy vật cổ đại có 5 vật chất đã tạo nên thế giới, có sự tương sinh và tương khắc lẫn nhau, bao gồm: Hành Thủy (Nước), hành Thổ (Đất), hành Hỏa (Lửa), hành Mộc (Gỗ), hành Kim (Kim loại).
II. Đặc tính của ngũ hành
Đặc tính của ngũ hành đó chính là lưu hành, luân chuyển và biến đổi không ngừng nghỉ. Ngũ hành không bao giờ mất đi, mà nó sẽ tồn tại mãi theo thời gian và không gian. Nó cũng là nền tảng, động lực để vũ trụ vận động và vạn vật sinh trưởng. Cụ thể ngũ hành có 3 đặt tính quan trong là:
- Lưu hành: Mọi vật chất đều tồn tại và chuyển động trong không gian và cả thời gian, giống như khi chúng ta đốt lửa sẽ đốt cháy mọi thứ khi xuất hiện cùng nó.
- Luân chuyển: Đặc tính của luân chuyển là sự vận động và phát triển không ngừng nghỉ, cũng giống như con người được sinh ra, lớn lên rồi trưởng thành và mất đi theo thời gian.
- Biến đổi: Là đặc tính quan trọng của ngũ hành, quy luật này khẳng định mọi vật chất có thể chuyển hóa từ dạng này sang một dạng khác một cách liên tục và không ngừng nghỉ.
Ngoài ra, trong phong thủy: Thuyết ngũ hành trong văn hóa người Việt Nam nói riêng và châu Á nói chung có ảnh hưởng rất lớn đến phong thủy nhà cửa. Từ việc chọn hướng nhà, hướng phòng, số tầng, số bậc thang hay màu sắc sơn.
Tuy nhiên, tùy theo bản mệnh mỗi gia chủ mà việc lựa chọn các yếu tố này sẽ khác nhau. Việc lựa chọn nhà theo thuyết tương sinh sẽ giúp mọi người trong gia đình gặp được nhiều may mắn, công danh, sự nghiệp và cuộc sống luôn thuận lợi.
III. Âm dương và các quy luật của ngũ hành
1. Âm dương ngũ hành
Âm dương ngũ hành là gì? Là học thuyết triết học phương Đông cơ bản về vũ trụ, nhưng lại có sự thiên biến vạn hóa diệu kỳ và được ứng dụng phổ biến trong đời sống hiện nay.
Học thuyết này ứng với trong kinh dịch, tử vi, phong thủy, nhân tướng và nhiều bộ môn khác như y dược học, võ học, sinh học, định chế xã hội, chiêm tinh, bói toán, địa lý, văn hóa,…
2. Các quy luật có trong ngũ hành
Ngũ hành tương sinh: Đây là những mối quan hệ thúc đẩy lẫn nhau và dựa vào nhau để tồn tại, phát triển. Sự tuần hoàn này được duy trì từ thế hệ này sang thế hệ khác để tồn tại và không bao giờ kết thúc. Quy luật này cũng có thể được sử dụng để giải thích các hiện tượng xảy ra trong tự nhiên hoặc sự biến hóa của ngũ hành.
- Mộc sinh Hỏa có nghĩa là cành củi khô (hành Mộc) khi đốt cháy rẽ tạo ra lửa (hành Hỏa)
- Hỏa sinh Thổ có nghĩa là lửa (hành Hỏa) khi đốt cháy vật chất sẽ khiến chúng trở thành tro bụi và trở về với đất (hành Thổ)
- Thổ sinh Kim có nghĩa là các kim loại (hành Kim) khi được nung nóng sẽ chuyển sang thể lỏng (hành Thủy)
- Thủy sinh Mộc có nghĩa là nước (hành Thủy) chính là nguyên liệu duy trì sự sống, giúp cây cối (hành Mộc) phát triển và sinh sôi nảy nở hơn.
Ngũ hành tương khắc: Trái ngược với ngũ hành tương sinh thì ngũ hành tương khắc là mối quan hệ khắc chế và cản trở lẫn nhau của các yếu tố. Sự hòa hợp giữa tương sinh với tương khắc sẽ giúp cho hệ vật chất được cân bằng và vũ trụ được duy trì ở trạng thái tồn tại, vận động một cách tối ưu.
Các mối quan hệ tương khắc giữa các hành gồm có: Kim khắc với Mộc, Mộc khắc với Thổ, Thổ khắc với Thủy và Thủy khắc với Hỏa.
Xét về phong thủy thì quy luật tương sinh và tương khắc luôn tồn tại và song hành với nhau. Nếu chỉ có tương sinh mà không có tương khắc thì sự phát triển cực độ sẽ gây ra rất nhiều tác hại và ngược lại, nếu chỉ có tương khắc mà không có tương sinh thì vạn vật sẽ không thể nảy nở và phát triển.
Ngũ hành tương vũ, tương thừa: Bên cạnh ngũ hành tương sinh và ngũ hành tương khắc thì còn có mối quan hệ ngũ hành tương vũ và tương thừa.
IV. Các bản mệnh có trong ngũ hành
1. Ngũ hành Kim
Ngũ hành Kim là yếu tố tượng trưng cho vật thể rắn cùng với sức chứa đựng của kim loại. Sự truyền dẫn là đặc trưng nhận biết của ngũ hành Kim, hiểu theo nghĩa tích cực thì mệnh Kim truyền dẫn được tất cả mọi thứ về thông tin, nhiệt năng, ý tưởng của vạn vật trong vũ trụ một cách nhanh nhất, chính xác và chi tiết nhất.
Tuy nhiên nếu gặp tiêu cực quá nhiều thì Kim cũng sẽ truyền dẫn luôn mọi sự hủy hoại, mệt mỏi và phiền muộn.
Những người mệnh Kim sinh vào các năm như: Nhâm Dần (1962), Quý Mão (1963), Canh Tuất (1970), Tân Hợi (1971), Giáp Tý (1984), Ất Sửu (1985), Nhâm Thân (1992), Quý Dậu (1993), Tân Tỵ (2001), Canh Thìn (2000),…
Mọi người cũng có thể dễ dàng nhận biết được những người thuộc mệnh Kim vì họ thường có tính cách độc đoán, tham vọng, cương quyết, cương trực và có ý chí theo đuổi mục tiêu đã đề ra.
2. Ngũ hành Mộc
Ngũ hành Mộc tượng trưng cho cây cối và mang trong mình hai thái cực đối lập với nhau. Những người thuộc mệnh Mộc thuộc khí thường mang trong mình sự dẻo dai của cây cối, hoa cỏ. Ngược lại nếu thuộc dương khí dương sẽ mang tính chất cứng cỏi như những cây đại thụ.
Người mang mệnh Mộc thường có tinh thần vị tha, thích tiên phong, tính cách hướng ngoại và họ luôn được mọi người giúp đỡ. Họ luôn lên kế hoạch rõ ràng trước khi thực hiện việc gì đó. Tuy nhiên họ lại là những người thiết kiên nhẫn, hay bốc đồng và dễ dàng bỏ cuộc.
Những người thuộc mệnh Mộc sẽ ứng với các năm như: Mậu Tuất (1958), Kỷ Hợi (1959), Nhâm Tý (1972), Quý Sửu (1973),…
3. Ngũ hành Thủy
Ngũ hành Thủy tượng trưng cho nước mà vì thế mang trong mình hai thái cực khác nhau. Một bên là sự hỗ trợ, nâng đỡ, một bên lại là sự nhấn chìm tất cả và hướng đến sự sợ hãi, hoang mang.
Những người thuộc mệnh Thủy sinh vào các năm Bính Ngọ (1966), Đinh Mùi (1967), Giáp Dần (1974), Ất Mão (1975), Nhâm Tuất (1982), Quý Hợi (1983), Bính Tý (1996), Đinh Sửu (1997), Ất Dậu (2005), Giáp Thân (2004),…
Người mang mệnh Thủy có tính cách khôn ngoan, giỏi giao tiếp, nhạy bén và biết cách thuyết phục đối phương. Tuy nhiên họ là những người coi trọng hóa vấn đề, sống nội tâm và bí ẩn.
4. Ngũ hành Hỏa
Ngũ hành Hỏa là sự hiện diện của lửa, cái nắng nóng của mùa hè và cũng mang trong mình hai thái cực. Một là mang đến sự ấm áp, ánh sáng đại diện cho danh dự và công lý, mặc khác Hỏa còn mang đến xu hướng bạo lực, thiêu đốt tất cả mọi thứ và là nguyên nhân của những cuộc gây gổ luân hồi.
Những người thuộc hành Hỏa sẽ sinh vào các năm Bính Thân (1956), Đinh Dậu (1957), Giáp Thìn (1964), Ất Tỵ (1956), Mậu Ngọ (1978), Kỷ Mùi (1979), Bính Dần (1986), Giáp Tuất (1994), Ất Hợi (1995),…
Đặc tính của những người mệnh Hỏa là sự khôn ngoan, hiểu biết, có khả năng lãnh đạo. Tuy nhiên họ thường có tính cách bốc đồng, ghen tị, nóng này và khi thất vọng, hụt hẫng thường không che giấu được cảm xúc thất vọng mà bốc phát ra bên ngoài bằng những hành động tiêu cực.
5. Ngũ hành Thổ
Ngũ hành Thổ là đại diện cho đất, môi trường sống, tồn tại và phát triển của các sinh vật. Cũng giống như các bản mệnh khác, mệnh Thổ cũng mang cho mình hai thái cực. Một là mang tính thông minh, khả năng sinh tồn vô cùng tuyệt vời. Ngược lại, mệnh Thổ thường có xu hướng mang đến sự chán nản, ngột ngạt và hay khó chịu.
Những người mệnh Thổ sẽ sinh vào năm Canh Tý (1960), Tân Sửu (1961), Mậu Thân (1968), Kỷ Dậu (1969), Bính Thìn, (1976), Đinh Tỵ (1977), Canh Ngọ (1990), Tân Mùi (1991). Mậu Dần (1998), Kỷ Mão (1999),…
Những người thuộc bản mệnh này thường có sức mạnh nội tâm và có tính trương trợ, trung thành. Họ luôn là chỗ dựa vững chắc cho mọi người trong những cơn khủng hoảng. Thế nhưng họ lại phải chịu phần thiệt về mình và làm gì cũng hay chịu đựng một mình chứ không chia sẻ cho bất kỳ ai.
Trên đây là những kiến thức để trả lời cho những thắc mắc xoay quanh ngũ hành là gì mà chúng tôi tổng hợp được. Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin bổ ích.