lá lốt có tác dụng gì

Từ lâu lá lốt được mọi người biết đến là một nguyên liệu quen thuộc trong cuộc sống, nhất là trong chế biến các món ăn. Tuy nhiên lại có rất ít người biết được rằng lá lốt còn là một vị thuốc có tính ứng dụng rất cao và được mọi người dùng để chữa các chứng đau nhức xương khớp, chân tay lạnh, nhức răng,… Vậy lá lốt có tác dụng gì và thường được dùng chữa bệnh như thế nào? Hãy cùng guadalajaracultura.com chúng tôi tìm hiểu những tác dụng của lá lốt qua bài viết dưới đây.

Contents

I. Những tác dụng dược lý của lá lốt

Lá lốt có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe

1. Tác dụng trong đông y

Trong đông y thì lá lốt có tác dụng gì? Vì có tính ấm, chống hàn nên lá lốt được quy vào 4 kinh tỳ, vị, mật và gan. Có các tác dụng như giảm đau, khó tiêu, cảm lạnh, đau đầu do cảm lạnh, nôn mửa, tay chân tê lạnh, đầy hơi, chữ đau nhức khớp, mụn nhọt, tổ đỉa, kiết lỵ,…

Bên cạnh đó, lá lốt còn được coi là một trong những vị thuốc chữa yếu sinh lý ở nam giới rất tốt. Đặc biết có nhiều tài liệu cho rằng lá lốt có tác dụng chữa vô sinh, giảm sản xuất tinh trùng,…

2. Trong y học hiện đại ngày nay

Theo các nghiên cứu cho thấy rằng, lá lốt có tác dụng kháng khuẩn với các vi khuẩn như Staphylococcus Aureus, Pseudomonas Aeruginosa và Bacillus Subtilis. Ngoài ra, lá lốt còn có tác dụng kháng viêm rất hiệu quả.

Để giảm đau răng miệng hoặc điều trị các bệnh viêm nhiễm cấp tính, người bệnh có thể sử dụng viên ngậm cao lá lốt đã được thử nghiệm lâm sàng.

Lá lốt còn có tác dụng chữa đau nhức xương khớp hiệu quả đến 29,26%. Đặc biệt lá lốt có tác dụng ức chế Collagenase In Vitro trong ống nghiệm.

II. Lá lốt có thể chữa được các bệnh gì?

1. Bệnh trĩ

Các nghiên cứu có thấy, những trường hợp bị bệnh trĩ có thể sử dụng cây lá lốt để cải thiện tình trạng bằng một số cách sau:

Chữa bệnh trĩ bằng xông hơi lá lốt

Lá lốt được dùng chữa bệnh trĩ rất hiệu quả
  • Đối với những trường hợp người bệnh bị trĩ ngoại và trĩ nội sa thì cách xông hơi bằng lá lốt để chữa bệnh tại nhà là rất hiệu quả. Phương pháp này rất an toàn với mức độ trĩ có tổn thương tương đối, dễ chảy máu.
  • Các hoạt chất có trong lá lốt sẽ giúp bảo bệnh búi trĩ khỏi viêm nhiễm, hơi nước ấm nóng giúp làm giảm khó chịu do búi trĩ gây ra.
  • Phương pháp này thực hiện rất đơn giản. Đầu tiên bạn cần một nắm lá lốt đem rửa sạch rồi ngâm nước muối loãng cho sạch khuẩn rồi để khô ráo nước. Sau đó bạn cho một lượng nước vừa đủ đem nấu lá lốt, khi nước sôi cần giảm nhiệt độ và đợi thêm 10 phút thì tắt bếp. Để nước bớt hơi nóng rồi xông hậu môn từ 10 – 15 phút. Cuối cùng bạn vệ sinh lại bằng cách lau khăn khô nhẹ nhàng.

Lá lốt kết hợp với ngải cứu có thể chữa trĩ tại nhà

  • Cả trong Đông y và Tây y lá ngải cứu được sử dụng rộng rãi với tác dụng điều trị chu kỳ kinh nguyệt, làm ấm bụng, an thai, trị suy nhược cơ thể, kích thích tuần hoàn, trị mụn nhọt, mẩn ngứa, sơ cứu vết thương,… Ngoài ra, là ngải cứu còn được vận dụng trong các bài thuốc dân gian nhờ khả năng kháng khuẩn, cầm máu và giảm đau khi chữa bệnh trĩ.
  • Cách thực hiện này rất đơn giản. Trước tiên hái một nắm ngải cứu cùng một nắm lá lốt đêm ngâm với nước muối loãng sau để ráo nước. Đun sôi hai loại dược liệu trên với lượng nước vừa phải, sau khi sôi cần giảm nhiệt tầm 10 phút sau đó mới được tắt bếp. Đem đi xông hậu môn 10 – 15 phút, sau khi hết hơi nóng, rửa hậu môn bằng nước sạch rồi lau khô.

Người bệnh trĩ có ăn được lá lốt hay không?

  • Lá lốt không hẳn là một dược liệu để chữa khỏi bệnh trĩ hoàn toàn. Lá lốt cũng là một trong những loại rau đều chứa các chất như: Protein, Canxi, chất xơ, sắt, vitamin C, phốt pho rất có lợi cho hệ tiêu hóa và nhất là những người bị trĩ. Người bị trĩ có thể bổ sung thành phần dinh dưỡng của lá lốt vào những bữa ăn hàng ngày với các món như: Trứng tráng lá lốt, thịt cuộn lá lốt, chả lá lốt, bò nướng lá lốt,…
  • Mặc dù lá lốt có rất nhiều lợi ích những cần cần chú ý không nên ăn lá lốt quá 2 lần/tuần vì lá lốt có tính ấm nên rất dễ gây nóng trong, kích thích dạ dày và đường ruột. Đặc biệt khi bạn đang bị sốt, nhiệt miệng, khô môi, táo bón,.. thì không thích hợp ăn lá lốt.

Những lưu ý khi sử dụng lá lốt để điều trị trĩ 

Lá lốt là phương pháp điều trị hiệu quả với người mắc trĩ nội, trĩ ngoại ban đầu
  • Không được sử dụng lá lốt tươi hay bôi nước lá lốt tươi trực tiếp lên vị trí hậu môn hoặc búi trĩ để tránh kích ứng do cay nóng từ lá lốt
  • Nên sử dụng và lựa chọn lá lốt không quá non hay quá già và không bị sâu bệnh để mang lại hiệu quả cao nhất. Đặc biệt nên sử dụng lá lốt được trồng tự nhiên, không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.
  • Cần thực hiện đều đặn từ 1 – 2 lần/ngày liên tiếp trong 10 ngày hoặc 2 tuần để bài thuốc đạt hiệu quả cao.

Phương pháp điều trị trĩ bằng lá lốt rất phù hợp với những người bệnh mắc trĩ nội và trĩ ngoại ban đầu. Người bệnh chỉ cần tập trung và điều chỉnh lại lối sống, hạn chế táo bón gây ra áp lực lên mạch máu hậu môn gây ra trĩ. Bên cạnh đó, người bệnh cần đảm bảo một chế độ ăn giàu chất xơ, các chất dinh dưỡng thiết yếu, vận động thể dục thể thao thường xuyên, uống đủ nước, hạn chế sử dụng các đồ uống có chất kích thích như rượu, bia.

2. Bệnh tổ đỉa

Để chữa tổ đỉa bằng lá lốt, đầu tiên lấy một nắm lá lốt đem rửa sạch, giã nát, chắt lấy nước cốt rồi uống hết một lần. Bã của lá lốt vừa xong bạn đem mang đi đun sôi lấy nước. Dùng nước này khi còn ấm để rửa vùng bị tổ đỉa, sau đó lau khô rồi lấy bã đắp lên, băng bó lại.

Cần kiên trì thực hiện 1 – 2 lần/ngày và liên tục trong 5 – 7 ngày sẽ đem lại hiệu quả.

3. Chữa bệnh viêm nhiễm âm đạo

Lá lốt còn được dùng để điều trị các triệu chứng viêm nhiễm âm đạo

Bạn có thể sử dụng lá lốt để chữa trị tại nhà khi gặp các triệu chứng của viêm nhiễm âm đạo như: ra nhiều khí hư, ngứa,… Vậy lá lốt có tác dụng gì với bệnh viêm nhiễm âm đạo.

Đầu tiên bạn cần chuẩn bị 50g lá lốt, 40g nghệ và 20g phèn chua.

Cách thực hiện rất đơn giản. Lấy lá lốt và nghệ đem rửa sạch rồi để ráo nước. Cho lá lốt, nghệ và đường phèn vào nồi sau đó đổ ngập nước và đun liu riu khoảng 10 – 15 phút. Đợi nước ấm bạn có thể chắc ra bát rồi dùng rửa âm đạo.

4. Đau bụng do nhiễm lạnh

Khi bạn bị đau bụng do nhiễm lạnh, lấy ngay 20g lá lốt tương đem rửa sạch, cho 3 chén nước vào đun tới khi còn khoảng 1 chén. Nên uống trước bữa tối và khi nước còn âm ấm

5. Giúp cải thiện đau nhức cơ thể

Bạn có thể sử dụng 2 cách dưới đây để chữa bệnh đau nhức xương khớp đã được nhiều người áp dụng và đem lại hiệu quả:

Dùng 600g lá lốt với 100g thịt cắt miếng nhỏ, ướp gia vị vừa ăn rồi xào lên. Nên ăn món ăn này 3 lần/tuần để có hiệu quả rõ rệt.

Hoặc có thể sử dụng 300g lá lốt cùng với 2 chén nước cho vào ấm sắc cạn còn khoảng ½ chén rồi đem uống hàng ngày sau bữa tối.

6. Đau, sưng đầu gối

Lá lốt cũng có tác dụng hiệu quả trong việc giảm đau, sưng đầu gối

Để chữa đau, sưng đầu gối các bạn có thể cho lá lốt cùng với ngải cứu, đem giã nát sau đó cho ít giấm và hỗn hợp vừa giã nát chưng nóng lên. Dùng hỗn hợp này đắp vào cùng đầu gối sưng sẽ làm giảm bớt cơn đau và sưng rất hiệu quả.

Hoặc bạn có thể chế biến canh lá lốt với thịt và cá rốt tốt cho xương khớp của người già.

III. Khái quát chung về lá lốt

Lá lốt là cây thuộc họ tiêu, có tên khoa học là Piper lolot. Đây là loại cây thân thảo, sinh sống và phát triển chủ yếu ở những nơi râm mát và có ánh nắng trực tiếp. Lá lốt thường rất dễ sinh trưởng mạnh mẽ ở những nơi ẩm ướt, dọc bờ nước, ven rừng, ven suối.

Lá lốt có thân hơi lông, cao tầm 1m, lá cây có hình trứng, đầu nhọn và hướng lên trên. Lá có chiều dài tầm 13cm, rộng 8,5cm, mặt trên của lá nhẵn, mặt dưới hơi có lông và có cuống dài khoảng 2,5cm. Cây lá lốt thường ra hoa quanh năm, hoa mọc thành chùm ở nách là và có màu trắng.

Lá lốt là một loại rau gia vị quen thuộc và được dùng rất phổ biến trong nấu nướng. Ngoài ra, lá lốt còn được làm thuốc chữa bệnh, chống viêm và giảm đau rất tốt.

Theo y học cổ truyền thì lá lốt có vị nồng, tính ấm và hơi cay vì thế giúp chữa được các bệnh như:

  • Điều trị chứng tay chân lạnh: Đối với những người hay bị đổ mồ hôi tay, chân thì dùng lá lốt nấu lấy nước ngâm rất tốt để cải thiện tình trạng.
  • Điều trị giảm đau: Cành cây và lá cây lá lốt có tác dụng rất tốt để chữa đau răng, say nắng và giải độc.
  • Điều trị các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như đầy bụng, chướng bụng, khó tiêu,…

Hy vọng với những thông tin được chia sẻ bên trên đã phần nào giúp các bạn biết được lá lốt có tác dụng gì? Hãy tiếp tục theo dõi các bài viết tiếp theo để có nhiều kiến thức hấp dẫn nhé.